Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Chi phí sinh hoạt tại Nhật bản của du học sinh

, du học sinh, du học sinh tại nhật, du hoc sinh tai nhat, du học sinh tại nhật bản, du hoc sinh tai nhat ban, chi phi, chi phi sinh hoạt, chi phí sinh hoạt, chi phi sinh hoat tai nhat, chi phí sinh hoạt tại Nhật bản, chi phi sinh hoat tai nhat ban, chi phí du học, chi phi du hoc, chi phí du học nhật, chi phi du hoc nhat, chi phí du học nhật bản, chi phi du hoc nhat ban, du hoc sinh, du học sinh, du học sinh tại nhật,
Cẩm nang sinh hoạt tại Nhật bản.
Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên mà bạn cần phải học hỏi và khám phá. Nhật bản là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất trên thế giới vì vậy mọi sinh hoạt ở đây cũng mang những nét đặt trưng của một nền kinh tế phát triển.
NHÀ TẮM VÀ NHÀ VỆ SINH
* Cách tắm
Phải chú ý cách tắm tại nhà của người khác hay nhà tắm công cộng
Trước khi vào bồn tắm nên tắm sơ qua nước nóng. Không nên kỳ cọ thân thể trong bồn tắm. Nếu muốn dùng xà bông phải bước ra phỏi bồn tắm. Không được tháo nút của bồn tắm vì không phải mỗi người sau khi tắm sẽ được thay nước.
* Nhà vệ sinh (hút hầm cầu)
Trong thành phố hầu hết là nhà vệ sinh xả nước nhưng những nơi còn là nhà vệ sinh hầm, xin liên lạc tới tòa hành chánh nhờ tớt hút.
XỬ LÝ RÁC
* Cách bỏ rác gia đình
Rác thải ra từ gia đình sẽ được tòa hành chánh thu. Cách phân loại hay cách bỏ khác nhau tùy theo địa phương. Có nơi phải phân rác đốt được và rác không đốt được nhưng có nơi lại được bỏ chung. Có nơi phân rác theo loại, thùng rác khác nhau và ngày lấy cũng khác. Về cách phân loại rác nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
Bạn cần phải tuân giữ qui luật bỏ rác của địa phương.
* Cách phân loại rác lớn
Cách bỏ rác lớn như thiết bị điện (ngoại trừ máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt), dụng cụ trong nhà.v.v... khác nhau tùy theo địa phương. Có nơi qui định ngày bỏ nhưng cũng có nơi báo rồi họ sẽ định ngày tới lấy. Cũng có nơi phải làm thủ tục trả tiền trước. Cách bỏ rác lớn nên hỏi tòa hành chánh.
* Về máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không dùng nữa
Máy lạnh, tivi, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt không thể bỏ chung với rác lớn. Nếu không cần nữa Bạn nhờ các chổ bán tới mang đi nhưng phải trả tiền vận chuyển và tiền tái chế. Nếu không nhờ cửa hàng mang đi được xin liên lạc với tòa hành chánh .
* Về máy vi tính không dùng nữa
Máy vi tính thì xin nhờ nơi đã bán hay ngành chế tạo thu lại. Nếu những nơi này không thu hồi được thì xin liên hệ với tòa hành chánh địa phương.
* Thu hồi nguyên liệu
Có địa phương thu lại những vật có thể đưa vào sử dụng lại như báo, tạp chí, lon, chai. Vật được thu hồi lại làm nguyên liệu hay cách thu cũng khác nhau tùy theo địa phương. Cách bỏ nên hỏi người láng giềng hay tòa hành chánh.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG NƯỚC
* Khi muốn dùng nước máy hay muốn ngưng dùng
Trước khi muốn sử dụng nước máy hay muốn ngưng dùng, xin liên lạc với công ty nước ở gần nhà. Nếu nước không chảy, ống dẫn nước bị rỉ.v.v... cũng liên lạc tới công ty nước.
* Cách trả tiền nước
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g.v.v.. để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ DÙNG GAS
* Khi dùng gas
Gas được dùng ở gia đình có 2 loại: Toshigasu = Gas thành phố và Puopangau = Ga bình. Tùy theo địa phương mà loại gas được sử dụng sẽ khác nhau. Nếu Bạn dùng dụng cụ gas không đúng với loại gas sẽ rất nguy hiểm. Nếu dùng gas không đúng cách cũng rất nguy hiểm cho nên phải lưu ý.
* Nếu phát hiện gas bị xì
Nếu phát hiện gas bị xì phải nhanh chóng khóa chốt gas và chốt đồng hồ, mở cửa sổ, không dùng lửa trong nhà. Không sờ vào công tắt hay chấu cắm điện. Khí của gas bình nặng hơn không khí nên phải dùng chổi quét ra. Nếu gas xì, bất kể ngày nghỉ hay ban đêm hãy liên lạc với công ty gas.
Nơi liên lạc khi gas xì ở tỉnh Hyogo là 0120-7-19424 (miễn phí)
* Cách trả tiền gas
Mang phiếu thanh toán được gởi tới đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g.v.v... để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.
THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỆN SINH HOẠT
* Khi dùng điện
Ở phía tây Nhật Bản dùng điện 100V/60Hz còn phía đông của Nhật thì dùng điện 100V/ 50Hz. Nếu dùng dụng cụ điện không thích hợp sẽ có khả năng không xài được.
Khi dùng nhiều dụng cụ điện cùng một lúc, cầu giao sẽ tự động cụp xuống gây nên sự mất điện. Nếu bị cúp điện Bạn phải tắt giảm một số dụng cụ điện rồi hãy bật cầu giao lại.
Nếu muốn đổi ampe điện mạnh hơn thì đến công ty điện lực gần nhà xin đổi nhưng tiền điện sẽ hơi cao hơn. Các tiệm điện cũng có làm dịch vụ này.
* Cách trả tiền điện
Mang phiếu thanh toán đã được gởi đến tới ngân hàng, bưu điện, siêu thị mở 24g để trả trước ngày hạn. Cũng có thể trả tự động qua sổ tài khoản ở ngân hàng hay bưu điện.

THỦ TỤC CHUYỂN NHÀ
* Báo cho chủ nhà biết về việc giải hợp đồng
Khi muốn trả nhà, người thuê cần phải báo cho chủ nhà biết trước từ 1 đến 2 tháng. Cách làm thủ tục có ghi ở bản hợp đồng (có trường hợp cần phải có đơn báo hủy hợp đồng).
* Nhờ công ty dọn nhà
Ở Nhật có rất nhiều công ty dọn nhà. Nên hỏi giá trước một vài nơi rồi hãy quyết định. Nếu tự dọn thì có thể thuê xe ở các công ty chuyên cho thuê xe.
* Xử lý rác lúc dọn nhà
Nếu khi dọn nhà trong một lúc thải ra nhiều rác, Bạn nên liên lạc tới tòa hành chánh địa phương nhờ đến lấy nhưng phải mất tiền. Rác lớn phải làm các thủ tục qui định rồi bỏ vào ngày và nơi chỉ định. Tivi, máy lạnh, tủ lạnh, tủ đông lạnh, máy giặt và máy vi tính không được bỏ vào ngày bỏ rác lớn mà phải nhờ các chổ bán tới mang đi nhưng Bạn phải trả tiền vận chuyển và tiền tái chế.
* Thủ tục trước khi dọn nhà
(1) Ðiện, gas, nước máy
Báo cho họ biết địa chỉ hiện tại, địa chỉ mới, tên họ, số điện thoại và ngày dọn nhà. Nếu chuẩn bị sẳn phiếu báo (điện, gas, nước) hoặc biên lai thì sẽ tiện hơn.
(2) Ðiện thoại
Báo cho NTT biết ngày dọn và địa chỉ mới (số điện thoại 116). Nếu còn hợp đồng với các công ty điện thoại khác cũng phải báo. Nếu được, ngày dọn nhà nên để điện thoại vẫn còn trong tình trạng dùng được rồi hôm sau hãycắt.
(3) Bưu chính
Nếu làm thủ tục trong vòng 1 năm, bưu phẩm của Bạn sẽ được chuyển đến địa chỉ mới. Có 2 cách làm thủ tục. 
Cách thứ 1: Ðến bưu điện lấy Tenkyo todoke = Ðơn báo di chuyển điền những điều cần thiết vào.
Cách thứ 2 là dùng bưu thiếp ghi:
1. Ngày báo
2. Ðịa chỉ cũ và mới
3. Họ tên (chủ nhà, gia đình)
4. Ngày bắt đầu muốn chuyển bưu chính
5. Ðóng con dấu của người báo vào
6. Di chuyển cả nhà hay chỉ di chuyển một vài người
rồi đưa ra hay gởi tới bưu điện.
(4) Cơ quan tài chính
Báo cho họ việc đổi địa chỉ. Thủ tục này cũng có thể gởi bằng đường bưu điện cho nên xin hỏi lại cơ quan tài
chánh liên hệ.
(5) Bảo hiểm y tế quốc dân = Kokumin Kenko Hoken
Người gia nhập phải mang sổ bảo hiểm y tế quốc dân đến trả ở tòa Thị chính
(6) Thủ tục chuyển trường (tiểu học và trung học)
Báo cho trường đang đi học biết ngày dọn nhà.v.v...
VN02-02
* Các thủ tục sau khi dọn nhà
(1) Ðăng ký lại địa chỉ trên Thẻ cư trú
Phải làm thủ tục đổi địa chỉ trong vòng 14 ngày tại tòa Thị chính nơi mới đến
(2) Ðăng ký con dấu
Nếu cần, Bạn xin đăng ký con dấu ở tòa Thị chính nơi mới dọn đến
(3) Ðối với những người đang vào bảo hiểm y tế quốc dân hay hưu trí quốc dân
Hãy đến tòa Thị chính nơi mới đến làm đơn xin gia nhập
(4) Bằng lái xe hơi
Mang theo bất cứ giấy tờ có thể xác minh được địa chỉ mới đến sở cảnh sát hay nơi đổi bằng lái để làm thủ tục
đổi địa chỉ. Nếu chuyển từ tỉnh khác đến còn cần thêm 1 tấm hình (3cm x 2.4cm)
(5) Thủ tục nhập trường (tiểu học, trung học)
Sau khi làm xong thủ tục đăng ký cư trú, đến làm đơn xin nhập trường ở khâu giáo dục của tòa Thị chính
# Chú ý1: Tùy theo thành phố làng xã mà nơi xin, cách xin, tên gọi.v.v.. có thể sẽ khác nhau. Muốn biết thêm chi tiết xin hỏi ở tòa Thị chính nhưng nên nhờ người biết tiếng Nhật

CÁCH TÌM VÀ THUÊ NHÀ
* Nhà cho thuê của tư nhân
Nếu muốn tìm nhà cho thuê của tư nhân thì nhờ qua trung gian của văn phòng bất động sản là tiện nhất. Văn phòng bất động sản thường đặt ở gần nhà ga. Bạn có thể cho họ biết yêu cầu của mình (tiền nhà, rộng hẹp, phương tiện giao thông.v.v...) và họ sẽ tìm nhà thích hợp với yêu cầu của Bạn.
Khi thuê nhà, ngoài tiền nhà ra Bạn còn phải đóng tiền cọc, tiền cảm tạ, tiền môi giới cho văn phòng bất động sản. Tổng cộng hết thì số tiền này bằng khoảng từ 5 - 6 tháng tiền nhà.
Khi làm hợp đồng thuê nhà, theo nguyên tắt cần phải có người bảo lãnh
* Shikikin = Tiền cọc
Shikikin là tiền mà chủ nhà tạm thời giữ. Thường thì tiền cọc bằng từ 1 đến 3 tháng tiền nhà. Tiền đó dùng để sửa chữa lại nhà khi Bạn trả nhà hoặc trừ vào số tiền nhà thiếu. Nếu trừ những khoản này rồi mà vẫn còn dư thì được trả lại.
* Reikin = Tiền cảm tạ
Reikin là tiền trả cho chủ nhà. Thường thì bằng từ 1 đến 2 tháng tiền nhà. Tiền này không được trả lại.
* Chukairyo = Tiền môi giới
Chukairyo là tiền cho văn phòng bất động sản đã giới thiệu nhà cho mình. Thườøng thì tương đương với 1 tháng tiền nhà.
* Chung cư chính phủ
Tỉnh hay thành phố làng xã đều có chung cư cho những người gặp khó khăn về nhà cửa. Có thời điểm làm đơn xin vào.
Chung cư chính phủ rất có nhiều người muốn thuê cho nên cần phải rút thăm. Nếu không trúng thì không thể vào ở. Cũng có loại nhà không cần rút thăm vẫn thuê được.
Chung cư chính phủ không cho người có thu nhập cao thuê và có hạn chế thu nhập
HIỀN QUANG Theo (Nhatban.net.vn)
Giá nhà ở Nhật Bản
Hiện nay có rất nhiều người Việt Nam đang sống, lao động - học tập tại Nhật và ngày càng có nhiều người hơn nữa muốn đến nơi này như một trong những tâm nguyện lớn của đời mình.
Tuy nhiên, ít ai trong số những người đang nuôi dưỡng ước mơ được một lần đến Nhật biết rằng Nhật Bản nói chung và trung tâm Tokyo nói riêng có mức giá sinh hoạt cao đến chóng mặt và tất nhiên là mức thu nhập của người dân sống ở đây cũng phải khá cao mới có thể đáp ứng được phần nào những nhu cầu tối thiểu hàng ngày trong cuộc sống. Giá sinh hoạt đắt đỏ thì giá căn hộ cũng bị kéo theo cao không kém, gây ra sự chênh lệch khá cách biệt giữa Tokyo với các khu vực lân cận.  Bản thân tôi cũng là người VN đang sống tại Nhật một thời gian ngắn và cũng đã rất vất vả trong việc tìm nhà để ở với giá thuê hàng tháng không quá sức mình. Bạn bè tôi có người đã ở đây đến trên 30 năm, có người hơn 9-10 năm nên những kinh nghiệm và thông tin họ truyền lại cho tôi không phải là ít.  Ở Nhật phần lớn là nhà chung cư cao cấp dành cho những hộ gia đình có thu nhập trung bình khá trở lên còn những căn hộ riêng biệt lập được xây dựng ở nơi gần trung tâm với đầy đủ mọi tiện nghi được lắp đặt sẵn dành cho những gia đình giàu có nên giá cực kỳ đắt.  Ngày nay, phần lớn những giao dịch-thông tin quảng cáo được đăng tải hàng ngày trên các phượng tiện truyền thông là dành cho những căn hộ cao cấp mới xây dựng sau này với những thiết bị hiện đại nhất, tối tân nhất.
Ở Việt Nam nhà mặt tiền và các khu căn hộ cao cấp có giá giao dịch khá đắt, càng gần khu trung tâm thành phố thì giá càng cao. Ở Nhật cũng tương đối giống vậy nhưng thêm một số đặc điểm nữa để định giá cho các căn hộ theo mức độ ưu tiên sau: 
1. Gần các trung tâm của khu vực Tokyo.
2. Gần các ga xe điện lớn.
3. Khoảng cách từ nhà đến ga.
4. Gần trung tâm mua sắm, bệnh viện, các dịch vụ,...  
Về phần giá cả của các căn hộ cao cấp ở Tokyo thì dao động ở mức 2000 vạn yên đến 10.000 vạn yên tức là với tỉ giá 151 đồng/yên thì giá từ 3 tỉ đồng đến 15 tỉ đồng.  Chẳng hạn như một căn hộ cao cấp ở Quận Suginami của Tokyo với thời gian đi bộ tới ga xe điện là 11 phút, giá các căn hộ từ 5.300 vạn yên đến 7.360 vạn yên tức là từ 8 tỉ đồng đến 12 tỉ đồng, diện tích căn hộ từ 63,43 m2 đến 83,94 m2,...


Ngoại cảnh khu căn hộ cao cấp ở quận Suginami (Ảnh athome.jpg).

Các căn hộ trong chung cư này được xếp theo các thứ hạng A, B, C, D, E.

Căn hộ loại A.
(Ảnh athome.jpg)
Căn hộ loại B.
(Ảnh athome.jpg)

Căn hộ loại C.
(Ảnh athome.jpg)
Căn hộ loại D.
(Ảnh athome.jpg)



Căn hộ loại E.
(Ảnh athome.jpg)

Và dàn nội thất hiện đại bên trong:

Khu bếp (Ảnh athome.jpg)
Chậu rửa chén, hoa quả...

Thiết bị xử lí rác.
Bếp gas.

Bộ lọc nước
Tủ bếp.



Phòng khách. (Ảnh athome.jpg.



Ban công. (Ảnh athome.jpg)



Phòng ngủ. (Ảnh athome.jpg)



Phòng làm việc. (Ảnh athome.jpg)
 HIỀN QUANG Theo (nhatban.net.vn)

Tại sao nên đi du học ở Nhật bản

Tai sao di du hoc, tại sao đi du học, tại sao đi du học Nhật, tai sao di du hoc nhat, tại sao đi du học Nhật bản, tai sao di du hoc nhat ban, tại sao nên đi du học ở Nhật bản, tai sao nen di du hoc o nhat ban, đi du học ở nhật bản, đi du học ở nhật, di du hoc o nhat, di du hoc o nhat ban, Tai sao di du hoc, tại sao đi du học, tại sao đi du học Nhật, tai sao di du hoc nhat, tại sao đi du học Nhật bản
Nhật Bản có đầy đủ các cơ sở giáo dục trình độ cao, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như các ngành lý hóa, công học, nông học, y, nha, văn học, môi trường, kinh doanh, thông tin, phúc lợi, văn hóa, thời trang, phim hoạt hình, âm nhạc, nấu ăn,…bạn sẽ được hấp thụ nền giáo dục đáp ứng được mục đích của bạn. Ở Nhật bản có nhiều cơ sở giáo dục trình độ cao, là một môi trường sinh hoạt an toàn cho người nước ngoài, và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời.
Đọc tới đây, chắc hẳn bạn đã tìm thấy lý do khiến bạn quyết định du học Nhật Bản. Sau đây chúng tôi xin đưa ra 5 lý do chủ quan khuyên bạn nên chọn
1.Các cơ sở giáo dục chất lượng cao
Các cơ sở giáo dục tại Nhật Bản có trình độ cao, đào tạo được nhiều nhân tài hoạt động trên khắp thế giới.
Nhật Bản là nước đã có nhiều người được trao giải Nobel hơn cả trong số các nước châu Á, được thế giới công nhân là có trình độ cao về nhiều ngành như hóa học, vật lý, y học, văn học.
Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản (GDP) vào năm 2007 xếp hạng thứ nhì trên thế giới. Với sức mạnh kinh tế hung hậu, Nhật Bản đã xây dựng được một vị trí vững vàng trên thế giới. Nhật Bản không phải là nước có lãnh thổ rộng lớn, cũng không có được nguồn tài nguyên phong phú. Nhật Bản có được sức mạnh kinh tế và lỹ thuật chính là dựa vào các cơ sở giáo dục có trình độ cao.
Bạn đã bao giờ sử dụng máy truyền hình hay xe hơi do Nhật Bản sản xuất ? Và bạn có biết hệ thống đường sắt siêu tốc Shinkansen? Những kỹ thuật cao này đều là do nền giáo dục có trình độ cao của Nhật  Bản.
Nhật Bản có các kỹ thuật và kiến thức ( know how ) ở vị trí hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, y tế hoặc phim hoạt hình, thiết kế tạo mẫu, các trò chơi điện tử. Bạn có thể học được những kỹ thuật và kiến thức cao này của Nhật Bản tại các cơ sở giáo dục của Nhật Bản.
2. Sự phong phú và đa dạng của các cơ sở giáo dục
Tại Nhật Bản có rất nhiều các cơ sở giáo dục. Chắc chắn là bạn sẽ tìm được trường học như ý.
Chúng tôi xin giới thiệu các điều kiện để được vào học tại các cơ sở giáo dục tại Nhật như sau.
Trường cao đẳng chuyên nghiệp (64 trường )
Trường cao đẳng chuyên nghiệp là trường dành cho những người đã tốt nhiệp bậc trung học cơ sở. Chương trình học tập trong 5 năm, nhằm mục đích bồi dưỡng kiếm thức và kỹ năng thục tế và chuyên môn cần thiết cho nghề nghiệp. Phần lớn là các chương trình dạy  các nhành công nghệ, nhưng cũng có trường dạy về thương thuyền.

Đại học ngắn hạn (417 trường)
Thông thường đây là các trường đại học có thời gian học tập ngắn hạn gồm 2 năm ( có những trường có thời gian học tập là 3 năm, như trường đào tạo y tá ) một phần ba trong số các trường đại học ngắn hạn này là đại học nữ, và hơn một nửa là các ngành khoa học nhân văn, gia chánh, giáo dục, xã hội.

Đại học (765 trường)
Các trường đại học của Nhật Bản là bậc học có 49% người Nhật theo học, là cơ sở giáo dục bậc đại học và sau đại học phổ biến nhất tại Nhật Bản. Thời gian học tập chính quy là 4 năm, riêng các khoa y, nha, dược, thú y tại một số trường cần 6 năm.
Bậc sau đại học (604 trường)
Đây là cơ sở giáo dục dành cho người sau khi tốt nghiệp đại học còn muốn hấp thụ thêm các kiến thức chuyên môn nữa. Thời gian học tập gồm các chương trình thạc sỹ từ 2 năm trở lên, chương trình cấp học vị chuyên ngành từ 1 đến 3 năm trở lên, và chương trình tiến sĩ từ 5 năm trở lên.

Trường chuyên nghiệp ( 3.401 trường )
Đây là các cơ sở giáo dục nhằm mục đích tiếp thu các kiến thức và kỹ năng cần thiết, và nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp và đời sống hàng ngày. Thời gian học tập thường là 2 năm; tuy nhiên cũng có ngành cần 3 hay 4 năm. Đây là nơi mà các bạn có thể theo học nhiều ngành nghề chuyên môn như trang trí nội thất, họa đồ, du lịch, hoạt hình hay các trò chơi điện tử.
Các cơ sở dạy tiếng Nhật
Các cơ sở dạy tiếng Nhật gồm các trường dạy tiếng Nhật, các khoa dự bị tiếng Nhật dành cho tu học sinh của các trường đại học tư thục. Thời gian học tập tại các cơ sở này là 1 hay 2 năm.
3. Chế độ học bổng đầy đủ
Nhiều du học sinh đang nhận học bổng từ chế độ cấp học bổng đa dạng của Nhật Bản
Ngoài chế độ cấp học bổng cho du học sinh của chính phủ Nhật Bản ( Bộ khoa học và giáo dục ), còn có các loại học bổng do Quỹ trợ giúp học sinh Nhật Bản (JASSO) ( một tổ chức hành chính pháp nhân độc lập ) hay các chính quyền địa phương, các quỹ giao lưu quốc tế, các quỹ học bổng tư giúp đỡ về mặt tài chính cho nhiều du học sinh.
Hiện nay có khoảng một nửa số du học sinh tự túc nhận được các loại học bổng này, trung bình mỗi tháng 60.000 yên.
Ngoài ra, nhiều đại học còn áp dụng chế độ miễn học phí cho du học sinh. Hơn nữa, tại Nhật Bản, du học sinh được phép vừa đi học vừa đi làm không chính thức.
4. Mức độ hài lòng của du học sinh
Nhiều du học sinh đến du học tại Nhật Bản đều tỏ ra hài lòng.
Sau thời gian học tập tại Nhật Bản, các du học sinh đã đem những điều học hỏi ở Nhật về nước áp dụng, và giữ trọng trách tại các cơ quan, đại học và các doanh nghiệp ở nước họ, hoặc làm việc, tại các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu tại Nhật Bản.
5. Có dịp tiếp cận với một nền văn hóa vừa có truyền thống lâu đời, vừa hiện đại.
Nhật Bản có lịch sử lâu dài hơn 2000 năm, với các văn hóa cổ truyền như thiền, kịch kabuki, môn đấu vật sumo đã có ảnh hưởng trên khắp thế giới. Ngoài ra Nhật Bản cũng có nền văn hóa hiện đại đang lôi cuốn cả thế giới như truyện tranh manga hoặc các phim hoạt hình, nhạc pop Nhật Bản (JPOP), thời trang luôn đi hàng đầu.v.v..Trong thời gian du học tại Nhật Bản, mong bạn hãy tiếp cận với những văn hóa này của Nhật. Sự tiếp cận văn hóa này chắc chắn sẽ để lại cho bạn những ấn tượng sâu sắc, sẽ là những kinh nghiệp có ý nghĩa ngang tầm với việc học tập trong khuôn viên đại học.
Đời sống tại Nhật Bản an toàn và dễ chịu. Xã hội Nhật Bản an ninh, là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ phạm pháp thấp nhất thế giới. Trình độ y tế cao, chế độ y tế hoàn chỉnh. Các phương tiên giao thông đúng giờ chính xác, việc đi lại rất thuận tiện, Có những của hàng hoạt động suốt 24 giờ đồng hồ như convenience store.
Tìm hiểu thông tin du học Nhật

Chi phí chuẩn bị đi du học Nhật bản bao nhiêu?

chi phi du hoc nhat ban, chi phi du hoc nhat ban, chi phi đi du hoc nhat ban, chi phi di du hoc nhat ban, chi phi di du hoc nhat ban bao nhieu, chi phí đi du học nhật bản bao nhiêu, chi phi du hoc, chi phí du học, chi phi du hoc nhat, chi phí du học nhật, chi phi du hoc nhat ban, chi phi du hoc nhat ban, chi phi đi du hoc nhat ban, chi phi di du hoc nhat ban, chi phi di du hoc nhat ban bao nhieu
,chi phi du hocChi phí chuẩn bị đi du học Nhật Bản bao nhiêu mới đủ
Nhật Bản là một nước Châu Á, chính vì thế nên chi phí đi du học Nhật Bản chắc chắn sẽ không cao như khi đi du học ở các nước Châu Âu như Mỹ, Anh, …Phần vì Nhật Bản khá gần với Việt Nam, đồng thời mức sống của người dân Nhật cũng không phải quá xa hoa. Thế nên, đây cũng là tiền đề để Hiền Quang thực hiện thành công những kỳ tuyển sinh du học Nhật Bản dành cho các bạn không có nhiều điểu kiện
Chi phí thấp nhất với Du học Nhật Bản – Một trong những vấn đề khiến cho các bạn học sinh/ sinh viên và các bậc phụ huynh phải đau đầu khi đi du học chính là vấn đề chi phí. Tuy nhiên, nếu như trước kia bạn không có điều kiện về kinh tế thì đồng nghĩa với việc ước mơ đi du học của bạn sẽ bị dập tắt thì trong giai đoạn hiện nay – khi mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, vấn đề trao đổi kinh nghiệm, tri thức hay nói cách khác là việc đi du học cũng dễ dàng hơn cho các bạn sinh viên và học sinh. Công ty Hiên Quang với phương châm mang đến những du học Nhật Bản tiết kiệm chi phí sẽ giúp các bạn tiến gần hơn đến với ước mơ của mình.

Các bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao chi phí du học Nhật Bản lại thấp hơn so với rất nhiều quốc gia khác trong khi chất lượng giáo dục đứng ở top 3 thế giới? Ngoài một vài lý do ở trên, những lý do sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
- Cơ hội nhận học bổng khi đi Nhật Bản du học là rất lớn. Tại Nhật, có rất nhiều loại học bổng nhằm hỗ trợ các du học sinh các nước bè bạn có thể yên tâm học tập. Nếu bạn đạt được một trong số những loại học bổng đó thì kỳ du học của bạn sẽ không phải lo nhiều về vấn đề chi phí.
- Sang Nhật, bạn có rất nhiều cơ hội để đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Chính phủ Nhật cho phép bạn làm tối đa 28 tiếng/ tuần với mức thu nhập từ 800-3000 yên/h.
- Du Học Hiền Quang sẽ giới thiệu phòng trọ giá rẻ hoặc ký túc xá cho các du học sinh.
- Bạn nên tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn có một kỳ du học Nhật Bản với chi phí thấp nhất.
- Hơn thế, chi phí ăn ở, sinh hoạt rồi tiền học phí ở Nhật được đánh giá là thấp hơn so với chất lượng giáo dục đứng thứ 3 thế giới.

Với mục tiêu giúp đỡ tất cả các bạn trẻ có thể đạt được ước mơ của mình. Hiền Quang sẽ luôn cố gắng, tạo mọi điều kiện tốt nhất để vấn đề chi phí không còn là nỗi lo, cản trở các bạn đến với thành công.

Chi phí học phí tiếng Nhật tại Việt Nam trước khi đi du học:

Chắc hẳn các bạn sẽ ngạc nhiên và tự hỏi “Tại sao cần phải học tiếng Nhật tại Việt Nam trước khi đi du học Nhật Bản?”. Câu trả lời rất đơn giản: bởi vì khi sang Nhật, ngoài giờ học ở trường (thường là buổi sáng hoặc buổi chiều) thì các bạn sẽ phải tự làm mọi việc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, dù rằng Nhật Bản là một đất nước hiện đại và an toàn, nhưng việc không biết tiếng Nhật căn bản cũng sẽ gây cho bạn không ít khó khăn trong thời gian đầu đến Nhật. Do đó, Sở Nhập Cảnh Nhật Bản yêu cầu tất cả các lưu học sinh trước khi đến Nhật đều phải hoàn thành chương trình tiếng Nhật sơ cấp. Điều này sẽ được chứng minh thông qua bằng Năng lực tiếng Nhật (kỳ thì JLPT, TOPJ, J-TEST hoặc NAT TEST) tương đương N5 hoặc giấy chứng nhận học tiếng Nhật từ 150 giờ trở lên của các trường hoặc trung tâm Nhật Ngữ có uy tín.

Như vậy, bạn cần trang bị cho mình khóa học tiếng Nhật cấp tốc tại Việt Nam trong khoảng từ 6 tháng. Học phí này sẽ thay đổi tùy theo trường hay trung tâm Nhật Ngữ, thường dao động từ 1.000.000 VND đến 2.500.000 VND/tháng.

Chi phí khi đến Nhật Bản:chi phi du hoc nhat 1
Sau khi nhận được Giấy cho phép nhập cảnh vào Nhật Bản của Sở Nhập Cảnh, các bạn sẽ tiến hành những thủ tục chuyển khoản học phí cho trường bên Nhật. Học phí 6 tháng hay 1 năm học tiếng Nhật cùng với ký túc xá, tài liệu, ....  Các bạn cần chuẩn bị (khoản 160 đến 200 triệu đồng tùy theo từng trường). Tiếp đến, các bạn cần chuẩn bị chi phí sinh hoạt (ăn uống, đi lại, chi tiêu lặt vặt) từ 550 USD ~ 600 USD/tháng. Thông thường, từ tháng thứ hai trở đi, các du học sinh đều có thể kiếm được việc làm thêm với thu nhập 1000 USD ~ 1500 USD/tháng để trang trải chi phí sinh hoạt và học phí cho những năm tiếp theo

Tìm hiểu chi phí sinh hoạt tại Nhật bản, Thủ tục hồ sơ du học Nhật bản

Trên đây là những định hướng sơ bộ của chúng tôi về kỳ du học Nhật Bản chi phí thấp, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận được những tư vấn miễn phí từ chúng tôi, vui lòng liên hệ:


TRỤ SỞ CHÍNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Số 42/6 Đường số 3 - Phường 9 - Quận Gò Vấp
Điện Thoại: (08) 7300 2988 - 7300 3088
Di Động: 0905 234 977
Email: duhochienquang@gmail.com
Website: duhocnhatbanaz.edu.vn - duhochienquang.com

Cách học tiếng Nhật

cách học tiếng nhật, học tiếng hật, hoc tieng nhat, học tiếng nhật đễ hiểu, hoc tieng nhat de hieu, trung tâm dạy tiếng nhật, trung tam day tieng nhat, học tiếng nhật ở đâu, hoc tieng nhat o dau, cach hoc tieng nhat, cách học tiếng nhật, học tiếng hật, hoc tieng nhat, học tiếng nhật đễ hiểu, hoc tieng nhat de hieu, trung tâm dạy tiếng nhật, trung tam day tieng nhat, học tiếng nhật ở đâu, 
1/ Học tiếng Nhật khó hay dễ?
Cách học tiếng NhậtQua đây, việc học tiếng Nhật cũng vậy, không ít người đã bỏ đi vốn sở thích học tiếng Nhật của mình mà đánh đổi cả sự nghiệp tương lai như mong đợi. Hãy nghĩ xem, nếu một người để đạt đến “đỉnh cao” của một điều gì đó thì họ phải cần gì và làm gì để bước lên đỉnh vinh quang ấy và đỉnh vinh quang ấy luôn luôn chào đón với bất kỳ một ai cũng có thể đến đó, như vậy còn bạn thì sao?.
Mỗi con người ai cũng có một ý chí hoài bão, có người muốn sau này mình học thật giỏi làm Bác Sĩ, có người muốn làm Kỹ Sư, có người muốn làm Cán Bộ Nhà Nước hay một Chính Trị Gia, ..v.v…Nhưng rồi mong muốn ấy mấy ai thực hiện được, theo đánh giá sơ bộ xã hội hiện nay nếu 1000 người thì không được 1 người đạt được, như vậy 1000 người trong số đó họ phải làm gì và vì sao họ không thể đạt như mong muốn. Đây là những người không có ý chí hoài bão và niềm đam mê của họ ngày một vơi đi, như vậy thành tựu “đỉnh cao” này sẽ không bao giờ có được. Bạn nên nhớ một điều rằng “đỉnh cao” luôn đến với những ai có ý chí hoài bão, đam mê và biết vương lên.
Như vậy trong đời sống thường ngày hay việc học tiếng Nhật hãy kiên nhẫn học dần dần thì bạn sẽ quen và cảm thấy yêu thích. Sau đây là chia sẻ học tiếng Nhật của Chị Trần Mai Anh.Mình đang là sinh viên năm 3 Đại học Osaka, lúc đầu mình nhìn vào bản chữ cái quá trừu tượng không thể tiếp thu được, nhưng qua một tháng học thuộc lòng 46 chữ cái và biết ghép các chữ thành câu mà đọc là mình cảm thấy rất thích thú và học nhanh biết hơn, mỗi khi học từ mới mình vừa viết vừa đọc nhiều lần sẽ giúp khắc sâu vốn từ. Sau 3 tháng học tại Việt Nam là mình sang du học tại Nhật, mới sang tiếng Nhật chưa tốt lắm, với lại giao lưu với người bản xứ cũng hơi khó nhận được phát âm của họ. Thời gian học tiếng Nhật tiếp tục tại trường về nhà mình luôn trau dồi kiến thức, tìm mọi cách tiếp xúc với người Nhật giao tiếp để hiểu họ phát âm và sau 2 tháng mình có thể giao tiếp bình thường với người bản xứ.Bạn luôn nhớ các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết nên phối hợp đồng bộ cùng nhau sẽ làm bạn có nền tảng tiếng Nhật vững chắc hơn, giúp ích cho việc học sau này.

2/ Bí Quyết học tiếng Nhật hiệu quả

Học tiếng Nhật khó nhưng thật ra khi được học  tiếng Nhật , bạn sẽ thấy nó rất hay và thú vị. Ai học rồi cũng sẽ thấy mỗi tiếng sẽ có cái dễ và cái khó riêng, chẳng có tiếng nào khó mà cũng  chẳng có tiếng nào dễ. Chúng ta học tiếng Anh thì nhanh hơn người Trung Quốc vì chúng ta quen với chữ Latinh nhưng học tiếng Nhật thì chậm hơn người Trung Quốc vì họ đã biết chữ Hán.
Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, để nắm chắc một điều mình chưa bao giờ biết thì đầu tiên chúng ta phải xác định động cơ của mình. Vì vậy trước hết bạn cần phải xác định rõ động cơ vì sao bạn học tiếng Nhật: Bạn yêu thích văn hóa Nhật Bản, bạn dự định sang Nhật du học, bạn muốn làm việc cho công ty Nhật, bạn muốn nắm giữ chức vụ cao trong công ty Nhật, bạn muốn lấy các chứng chỉ tiếng Nhật, bạn có người yêu là người Nhật…
Khi đã xác định được động cơ học tiếng Nhật, bạn phải làm cho mình yêu thích tiếng Nhật, tìm các lý do tích cực để yêu thích nó. Chẳng hạn: tiếng Nhật nghe êm tai, các bài nhạc Nhật hay, chữ viết Nhật đẹp và dễ thương, đất nước Nhật thật xinh đẹp, con người Nhật thân thiện và tốt bụng,… Bạn cũng nên tìm cho mình một trung trâm dạy tiếng Nhật có phương pháp giảng dạy thú vị hay một chương trình giảng dạy tiếng Nhật có nhiều tiện ích làm bạn yêu thích hơn việc học tiếng Nhật.
Bạn đã có động cơ, bạn đã xây dựng được tình yêu với tiếng Nhật. Bây giờ, điều bạn cần là làm thế nào để tình yêu đó lớn nhanh trong bạn. Bạn nên sắp xếp thời gian để có một kế hoạch học tập cụ thể và mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để thực hành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết với tiếng Nhật. Từ từ, khả năng phản xạ ngôn ngữ với tiếng Nhật sẽ hình thành trong bạn.
Nói chung, những hướng dẫn trên giúp bạn học tốt tiếng Nhật. Tuy nhiên, còn tùy vào thời gian, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà bạn có thể thực hiện tốt tất cả hay không. Điều quan trọng nhất là để làm tốt bất cứ việc gì, đầu tiên chúng ta vượt lên khó khăn và trở ngại; dành tình yêu và sự cống hiến cho nó trước. Khi đó, bạn luôn có cảm giác hạnh phúc khi làm việc hay học tập để một ngày nào đó bạn sẽ hân hoan chào đón quả ngọt.
Khi các bạn đọc bài viết này. Các bạn đã có bắt đầu có động cơ và sự quan tâm đến tiếng Nhật. Hãy yêu thích nó, và tôi tin chắc rằng bạn sẽ giỏi tiếng Nhật.

Học tiếng Nhật tại Nhật bản

, hoc tieng nhat tai nhat, học tiếng Nhật tại Nhật bản, hoc tieng nhat tai nhat ban, trường tiếng tại nhật, truong tieng tai nhat, du học Nhật bản học tiếng Nhật, trường tiếng Nhật, truong tieng nhat, hoc tieng nhat, học tiếng Nhật, học tiếng Nhật tại Nhật, hoc tieng nhat tai nhat, học tiếng Nhật tại Nhật bản, hoc tieng nhat tai nhat ban, trường tiếng tại nhật, truong tieng tai nhat,
1/ Điều kiện giáo dục tiếng Nhật tại Nhật bản
Học tiếng Nhật tại NhậtTổ chức pháp nhân hỗ trợ giáo dục: Được thành lập năm 1989. Tổ chức này luôn hỗ trợ không ngừng các sinh viên nước ngoài đến Nhật học tiếng Nhật. Tổ chức kiểm tra, thẩm định khi một trường thành lập đào tạo tiếng Nhật cho người nước ngoài, liên tục phổ biến các chính sách hỗ trợ với đối tượng là sinh viên quốc tế như tiến hành nghiên cứu của giáo viên, phát triển chương trình giảng dạy, nắm bắt những chương trình học bổng phổ biến kịp thời, tư vấn tuyên truyền thủ tục nhập cảnh một cách tốt nhất.
Tổ chức được sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Giáo dục, Khoa học, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Với sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc và nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới. Nhật Bản hằng năm thu hút sinh viên đến từ nhiều nước khác nhau khá đông để đáp ứng nhu cầu giảng dạy mà số lượng trụ sở đào tạo cũng tăng theo, tính đến năm 2011 tại Nhật có đến gần 500 trường đào tạo tiếng Nhật cho người nước ngoài, riêng Việt Nam mỗi năm số lượng du học sinh vào Nhật Bản học lên đến hàng chục nghìn sinh viên và số lượng này sẽ liên tục tăng.
Thực hiện đào tạo tiếng Nhật cho người nước ngoài có hai hình thức
•    Khóa học dành cho những người học lên Đại học và Cao hơn
•    Khóa học dành cho những người học xong chương trình tiếng rồi về nước hay học tại các trường Cao đẳng và trường dạy Nghề.Thời gian học với số giờ tương đương 760 giờ/năm, trên 20 giờ/tuần, nhiều trường không những dạy tiếng Nhật mà còn dạy cả tiếng Anh, Toán, các môn xã hội với hình thức tự chọn.
Để đảm bảo chất lượng cũng như trình tiến độ tiếp thu của học sinh, nhà trường thường bố trí mỗi lớp khoản 20 học sinh.

2/ Cách chọn trường tiếng tại Nhật bản

Hỏi: Làm thế nào để chọn được trường học phù hợp với mình?
Đáp: “Học ở đâu cũng được, cứ vào đã”, việc chọn trường không cần tìm hiểu kỹ về trường đó sẽ gây lãng phí công sức, thời gian và tiền của. Có nhiều trường hợp “vào học rồi mới nhận thấy trường không tốt, những gì mình muốn học thì không được học. Giá như mình tìm hiểu kĩ hơn về các trường thì đâu đến nỗi này!!… Có hối hận cũng đã muộn vì vậy các bạn hãy thận trọng khi chọn trường.
Hỏi:  Các trường đào tạo ngôn ngữ tại Nhật Bản có bảng xếp hạng hay không?         
Đáp: Không có bảng xếp hạng cho các trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản. Các sinh viên quốc tế cho rằng mức độ nổi tiếng của các trường đào tạo tiếng Nhật là số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhận vào các trường Đại học là bao nhiêu %. Tuy nhiên theo chúng tôi thì đó không phải là biểu thị chất lượng và đẳng cấp của các trường. Một số nhà xuất bản, báo chí công bố những tiêu chí riêng, tuy nhiên có sự thay đổi trong cách đặt tiêu chí.  Vì vậy, bạn nên chọn trường nào phù hợp với nguyện vọng của mình nhất và theo chuẩn mực riêng của mình.
Hỏi:  Tại sao du học sinh lại tập trung đông tại các vùng quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo?
Đáp: Vì quanh các thành phố lớn phương tiện giao thông và mua sắm rất tiện lợi, có nhiều trò giải trí, việc làm thêm nhiều, người quen đông.. v.v… Theo như lời kể của du học sinh đã từng được Công ty Hiền Quang hướng dẫn du học Nhật Bản thì ở các tỉnh xa cũng có những ưu điểm riêng như: Giá sinh hoạt và giá thuê nhà rẻ hơn các thành phố lớn, lớp học ít sinh viên, có nhiều chương trình đặc sắc, có thể gần gũi sinh hoạt với người dân địa phương, thiên nhiên phong phú, không khí và nước sinh hoạt rất sạch sẽ, có thể nắm bắt được cuộc sống sinh hoạt truyền thống ...v.v… Vì vậy các bạn nên cân nhắc không chỉ chọn các trường quanh các thành phố lớn như Osaka và Tokyo mà bạn nên mở rộng ra các địa phương khác trên đất nước Nhật.
Những điều lưu ý khi chọn học trường tiếng Nhật.
Bạn hãy chọn theo các thứ tự ưu tiên! Theo bạn trường nào là số một?
1. Nội dung khóa học: 
Khóa học bình thường? Khóa học để học Đại học? Khóa học để học Cao học? Khóa học để học các trường dạy nghề? Khóa học tiếng Nhật thương mại? Khóa học ngắn hạn?
2. Sắp xếp trình độ các trường có phân chia lớp theo trình độ năng lực tiếng Nhật của học sinh hay không?
3. Chương trình học cơ bảnCó giờ học về các chương trình cơ bản (tiếng Anh, toán, vật lý, hóa học, xã hội v.v…) dành cho những người muốn học tiếp lên hay không?
4. Số tiết học, khóa học nửa ngày hay cả ngày sẽ tốt cho bạn?
5. Môi trường học, giao thông có thuận tiện không?
6. Ký túc xá, trang thiết bị nơi ở, có kí túc xá riêng cho nam và nữ hay không? Có giới thiệu nhà ở cho sinh viên hay không?
7.  Việc học tiếp, giúp dỡ sinh hoạtCó trao đổi về cuộc sống và việc học tiếp lên hay không?8. Hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp
Hướng đi tương lai của các sinh viên khóa trước thế nào? Các sinh viên có đỗ vào các trường mà họ mong muốn không?
9. Tiêu chuẩn giáo dụcĐiểm thi của kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi du học Nhật bản của các sinh viên khóa trước là bao nhiêu?
10. Số lượng giáo viênTỷ lệ giáo viên với học sinh ra sao? Tỷ lệ giữa giáo viên chính thức và giáo viên không chính thức là bao nhiêu?
11. Học phíSố giờ học, số lượng giáo viên, thiết bị v.v… có phù hợp với giá tiền không?
12. Tỉ lệ sinh viên của các nước đi du học Nhật BảnSinh viên thuộc các nước có sử dung chữ Hán nhiều hay ít? Đối với sinh viên du học thuộc các nước không sử dụng chữ hán có được quan tâm không?

Cách học tiếng Nhật hiệu quả

cách học tiếng nhật, cach hoc tieng nhat ban, học tiếng nhật, hoc tieng nhat, học tiếng nhật hiệu quả, hoc tieng nhat hieu qua, hoc tieng nhat nhanh, học tiếng nhật nhanh, tieng nhat, tiếng nhật, cach hoc tieng nhat, cách học, cach hoc tieng, cách học tiếng nhật, cach hoc tieng nhat ban, học tiếng nhật, hoc tieng nhat, học tiếng nhật hiệu quả, hoc tieng nhat hieu qua, hoc tieng nhat nhanh,
hoc tieng nhatCách học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu học tiếng Nhật, điều trước tiên bạn cần phải học đó là bảng chữ cái tiếng Nhật (phải nhớ mặt chữ, cách đọc và cách viết). Khi này bạn có thể tham khảo cách học sau đây. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra 5 gợi ý về cách học tiếng Nhật Bản hiệu quả mà được đúc kết từ các bạn bắt đầu học tiếng Nhật cho đến khi đi du học . Hy vọng bài viết này giúp các bạn học tiếng Nhật nhanh mà hiệu quả.
+ Bạn in bảng chữ cái (bcc) ra, sau đó vừa nhìn bcc vừa nghe video để học thuộc mặt chữ. Khi này bạn nhớ không chỉ nhìn không để nhớ mặt chữ mà hãy thử phát âm theo video của tiếng bản địa luôn.
+ Trong học tiếng Nhật ôn tập là 1 việc hết sức quan trọng, do đó khi đã thuộc được mặt chữ 1 phần nào đó rồi bạn hãy phóng to bcc ra rồi in nó, sau đó cắt thành từng chữ một. ghi vào mặt sau từng chữ âm đọc để có thể tham khảo nếu không nhớ cách đọc. Đảo thứ tự các chữ theo nhiều cách rồi vừa nhìn chữ vừa đọc. Cách làm này rất có ưu điểm ở chỗ: thứ nhất, vì bạn nhìn mặt từng chữ một thường xuyên, điều đó sẽ giúp bạn nhớ lâu, thứ 2, vì sau này bạn sẽ phải học kanji nữa, mà để học kanji có hiệu quả bạn sẽ phải cắt từng chữ 1 như mình nói ở trên, như vậy nó giúp bạn có kinh nghiệm học theo kiểu cắt chữ, kiểu học khá mất thời gian lúc đầu, nhưng sự tiến bộ sau đó sẽ nhanh trông thấy.
+ Nhìn video và học cách viết chữ. Ở đây, khi học bảng chữ cái bạn phải viết từng chữ một, điều đó là bắt buộc. Nhưng khi học viết chữ kanji, nếu nói bạn phải học viết hết hơn 2000 chữ thì khôpng phải, chữ kanji được cấu tạo từ các bộ, một khi bạn đã học cách viết của các bộ và nhớ mặt chữ kanji đó rồi có thể có những chữ mặc dù bạn chưa viết bao giờ, nhưng chỉ cần nói tên chữ đó lên thôi bạn sẽ viết được nó ngay lập tức. Đây là cái hay trong học tiếng Nhật, cảm giác lúc đó khá là vui nó tao động lực để học tiếp (vì học tiếng Nhật ban đầu mất nhiều thời gian, học rất dễ nản, nếu không tự mình tìm lấy một cách học vừa tiết kiêm thời gian vừa nhớ lâu, và quan trọng là tìm ra niềm vui khi học sẽ khó để học tiếp một khi trong đầu có ý nghĩ là nó rất khó.)
+ Thực hiện ôn tập hàng ngày những chữ cái đã cắt
+ Vào các mục tương ứng trên diễn đàn và hỏi tất cả những gì muốn hỏi, có rất nhiều bạn giỏi tiếng Nhật tham gia ở đây, nên mình tin mọi người sẽ trả lời, chia sẻ kinh nghiệm học một cách nhiệt tình.
Phương pháp học khi du học

Lập kết hoạch phương pháp học (ảnh minh họa)

Tại Việt Nam hiện nay các bạn sinh viên chủ yếu được học tập dưới hình thức các bài giảng, tuy nhiên tại những nước có nền giáo dục tiên tiến, sinh viên sẽ được học tập trong môi trường có tính thực tiễn cao hơn, ví dụ những bài tập thực hành thực tế, những bài tập nhóm mà chủ đề là những vẫn đề đang xảy ra trong thực tại. Vậy làm sao để có thể thích nghi với những phương pháp, môi trường hoàn toàn mới này? Hãy tham khảo một số chia sẻ về các phương pháp giảng dạy và học cần biết để có thể học tập hiệu quả tại nước ngoài.
Các giờ học trên lớp
Rất nhiều sinh viên hiện đang học tại nước ngoài không thể làm quen với việc vừa lắng nghe, viết bài và tiếp thu bài giảng cùng một lúc. Một lưu ý nhỏ cho các bạn sinh viên đó là, khi lắng nghe bài giảng bạn không thể viết tất cả những gì giảng viên nói. Điều này vừa làm bạn mất tập trung vào bài giảng vừa không cần thiết. Bạn nên lắng nghe và ghi lại những ý quan trọng, đây là một kỹ năng rất phổ biến mà các sinh viên quốc tế cần có, kỹ năng ghi những ý chính.Có thể trong những ngày đầu học tập, bạn khó có thể nghe rõ tất cả những gì giảng viên nói (cũng có thể do cách phát âm tiếng địa phương của giáo viên), bạn nên chọn những chỗ ngồi gần phía giáo viên để bắt kịp với bài giảng của giáo viên một cách dễ dàng hơn và cũng khiến bạn tập trung hơn. Trong quá trình nghe giảng bạn cũng nên chú ý những điều mà giảng viên nhấn mạnh, hay lặp đi lặp lại. Đó chắc chắn là những điều quan trọng có thể có trong bài thi.
Kỹ năng viết luận
Kỹ năng viết luận là một khái niện còn khá mới mẻ đối với sinh viên nước ta. Khó khăn hơn là khi học tập tại nước ngoài bạn thường sẽ phải viết luận bằng tiếng Nhật (hoặc ngôn ngữ của nước mà bạn theo học). Khi viết luận bạn sẽ phải thu thập rất nhiều thông tin, tài liệu để hỗ trợ cho bài luận của mình. Kỹ năng viết luật rất quan trọng, vì những thông tin tài liệu mà bạn tìm được cần được diễn tả, sắp xếp một cách hiệu quả để thể hiện đúng chủ đề của bài luận. Hơn nữa những thông tin mà bạn tìm được cần được ghi rõ ràng nguồn gốc. Các trường đều có hệ thống kiểm tra và có thể cho kết quả bao nhiêu phần trăm bài viết của bạn là sao chép chỉ trong vài phút.Thường tại các trường Đại học sẽ có một bộ phận chuyên hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn cho bạn về viết luận. Nhưng bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về những yêu cầu viết luật của ngành mà bạn theo học để tránh bỡ ngỡ khi học tập. Rất nhiều các bạn học sinh chọn học các khóa học dự bị Đại học/Cao học trước khi vào học vì các khóa học này ngoài việc cung cấp cho sinh viên kỹ năng  ngôn ngữ còn cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về học thuật như cách viết luận, cách trình bày, cách trích dẫn nguồn tham khảo... và đặc biệt là kiến thức cơ bản về chuyên ngành bạn sẽ học.
Kỹ năng đọc
Bên cạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năng đọc là một trong số những hoạt động quan trọng nhất mà sinh viên cần làm quen. Đó là thực tế, và thực tế thật đáng tiếc là đa số sinh viên đều gặp vấn đề trong việc đọc. Có vẻ như sinh viên phải đọc quá nhiều và không bao giờ đủ thời gian để đọc. Danh sách những gì cần đọc thường rất dài, giảng viên đưa ra nhiều hướng dẫn khác ngay cả khi bạn chỉ đơn giản là tìm đọc những gì mình quan tâm thì sẽ sớm nhận thấy (nếu vẫn chưa làm như vậy) rằng có quá nhiều thông tin cần tiếp nhận và có quá ít thời gian để tiếp nhận chúng...
Nghiên cứu và tìm kiếm thông tin
Trong một số chương trình sau Đại học được cung cấp tại các trường Đại học quốc tế, nghiên cứu đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình học, tùy theo từng chuyên ngành bạn học nhưng thường trong quá trình học bạn sẽ phải hoàn thành một luận án nghiên cứu về chủ đề liên quan. Đây là cách để đánh giá năng lực của bạn trong quá trình học. Hơn nữa những kỹ năng trong quá trình bạn nghiên cứu và hoàn thành luận án cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc của bạn sau này. Trong luận văn/ đề án cuối khóa, bạn sẽ được kỳ vọng nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu sắc về đề tài bạn lựa chọn. Bạn sẽ cần phải tìm kiếm những tài liệu thực tế qua sách, tạp chí trên thư viện trường hay Internet … Nên lưu ý là không phải nguồn tài liệu nào cũng được chấp nhận, ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin, tính tin cậy thấp. Hầu hết các trường Đại học đều có hướng dẫn sinh viên rất cụ thể về việc sử dụng thư viện và tìm tài liệu trên website, trong buổi giới thiệu nhập học hay ngay trong các quyển sách hướng dẫn tại thư viện. 
Điểm khác biệt giữa học trong và ngoài nước
Sau đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp học tại các trường Đại học Việt Nam và các trường Quốc tế, các bạn sinh viên cùng tìm hiểu:
Sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên tại các trường Đại học quốc tế thường rất lớn. Chính vì thế bạn có thể dễ dàng nhận được sự hướng dẫn từ các giảng viên. Hơn nữa trong các trường Đại học quốc tế, các chương trình gia sư nơi các sinh viên khóa trên giúp đỡ hỗ trợ sinh viên khóa dưới rất phổ biến, bạn có thể đăng ký những chương trình này để có được sự hỗ trợ trong học tập cũng như hòa nhập vào môi trường Đại học.
Để hoàn thành các bài luận văn tại môt trường Đại học quốc tế, bạn cần có kiến thức và sự hiểu biết rộng rãi. Tình sáng tạo được đánh giá rất cao trong các bài tập/bài luận cá nhân. Chính vì thế bạn cần liên tục tìm kiếm và cập nhật những thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đề của mình để có thể hoàn thành các bài luận một cách xuất sắc.  Học tập tại những trường Đại học quốc tế có sự năng động hơn, bạn không chỉ lắng nghe bài giảng mà còn được khuyến khích đặt những câu hỏi và đưa ra những bình luận như luận ý kiến của mình. Vì thế bạn nên tập cho mình tư duy một một cách độc lập cũng như đặt câu hỏi cho những chủ đề học.

Thi tiếng Nhật Nat-Test, TopJ, JLPT, J.TEST

dia diem thi tieng nhat, địa điểm thi tiếng Nhật, thi tiếng Nhật topj, thi tieng nhat topj, thi tieng nhat nat-test, thi tiếng nhật nat-test, thi tiếng nhật jlpt, thi tieng nhat jlpt, thi tieng nhat j.test, thi tiếng nhật j.test, topj, nat-test, jlpt, gnk, j.test, thi tiếng nhật, thi tieng nhat, thi tieng nhat o dau, thi tiếng Nhật ở đâu, đăng ký thi tiếng nhật, dang ky thi tieng nhat, dia diem thi tieng nhat, Lịch thi tiếng Nhật NAT-TEST, TOPJ, JLPT, J-TEST năm 2013
Ngày nay, số lượng người học tiếng Nhật tăng theo cấp số nhân, số lượng người học tiếng Nhật tại các trung tâm lên đến hàng trăm ngàn người. Do đó, các tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Nhật của Nhật bản cũng tăng nhiều đợt thi và mỗi đợt thi có nhiều cấp độ khác nhau.
Năm 2013 các Ban tổ chức thi tiếng Nhật NAT-TEST, TOPJ, JLPT, J-TEST có một số thay đổi như sau:

Kỳ thi tiếng Nhật TOPJ
topjThời gian thi và hạn nộp hồ sơ:
Đợt thi          Ngày thi                Hạn đăng ký
Đợt 1           20/01/2013         07/01/2013 (Thứ 2)
Đợt 2           24/03/2013         11/03/2013 (Thứ 2)
Đợt 3           12/05/2013         29/04/2013 (Thứ 5)
Đợt 4           15/09/2013         02/09/2013 (Thứ 2)
Đợt 5           03/11/2013         21/10/2013 (Thứ 2)


Lệ phí thi: 495,000 VNĐ

TẠI HÀ NỘI:
Văn phòng Quỹ học bổng giao lưu quốc tế châu Á - Ban tổ chức kỳ thi TOPJ
Địa chỉ: Tầng 2, số 24 phố Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3232 1859 (Ms. Phượng, Ms. Trang)

Trung tâm hợp tác chuyên gia và ký thuật với nước ngoài (CEPECE) - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: Số 14 Lê Thánh Tông, quận Hoàn KIếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3933 0454   (Ms. Linh)

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Trường Nhật ngữ Đông Du
Địa chỉ: 43D/46 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3845 3782

Kỳ thi tiếng Nhật J.TEST



Thời gian thi và hạn nộp hồ sơ:

Đợt thi          Hạn đăng ký                Ngày thi
Đợt 1           25/12/2012               13/01/2013
Đợt 2           28/02/2013               17/03/2013
Đợt 3           30/04/2013               19/05/2013
Đợt 4           25/06/2013               14/07/2013
Đợt 5           20/08/2013               08/09/2013
Đợt 6           30/10/2013               17/11/2013


Lệ phí thi: 900,000 VNĐ

Địa điểm đăng ký và thi
Tại Hà Nội: Trường Đại học Hà Nội tòa nhà C
Địa chỉ: Km 9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tại Hồ Chí Minh: Khách sạn ASIAN RUBY HOTEL
Địa chỉ: 26 Thi Sách, Bến Nghé, Tp. Hồ Chí Minh

Kỳ thi tiếng Nhật Nat-Test



Ngày thi và hạn nộp hồ sơ:

Đợt thi          Ngày thi                   Hạn đăng ký      
Đợt 1      03/ 02/ 2013 (CN)        07/ 01/ 2013 (T.Hai)    
Đợt 2      07/ 04/ 2013 (CN)        11/ 03/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 3      09/ 06/ 2013 (CN)        13/ 05/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 4      04/ 08/ 2013 (CN)        08/ 07/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 5      13/ 10/ 2013 (CN)        16/ 09/ 2013 (T.Hai)  
Đợt 6      08/ 12/ 2013 (CN)        11/ 11/ 2013 (T.Hai)    


Lệ phí và thủ tục đăng ký:  640.000 VNĐ
Địa điểm đăng Ký và thi
Tại Hồ Chí Minh: 281 - 287 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, TP. HCM
Kỳ thi tiếng Nhật JLPT

Các cấp độ
Có 5 cấp độ trong bài thi năng lực tiếng Nhật là: N1 ~ N5. Cấp độ dễ và thấp nhất là N5,  khó và cao nhất là N1.
N4 và N5, chủ yếu đánh giá khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng Nhật một cách đơn giản trong lớp học. N1 và N2 đánh giá khả năng sử dụng tiếng Nhật trong cuộc sống và công việc. Và N3, là cấp độ trung gian giữa N1, N2, và N4, N5.

Cấp N1, N2, N3:
Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): 0 ~ 60
Đọc hiểu: 0 ~ 60
Nghe hiểu: 0 ~ 60

Cấp N4, N5:
Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp) - Đọc hiểu: 0 ~ 120
Nghe hiểu: 0 ~ 60

Ở Việt Nam có thể đăng ký thi Năng lực Nhật ngữ ở đâu?
Kỳ thi JLPT được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng trong đó:
Hà Nội: Cả tháng 7 và tháng 12.
Sài GònĐà Nẵng: Chỉ tháng 12 (Tính ở thời điểm năm 2011.)
Nơi xin hồ sơ:
Hà Nội:
1. Khoa Đông Dương - Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội. Kỳ thi: Tháng 7, tháng 12.
2. Đại học Hà nội: Chỉ kỳ thi tháng 12.
Sài Gòn: Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Kỳ thi: Tháng 12.
Đà Nẵng: Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Kỳ thi: Tháng 12.

Địa điểm thi của các tổ chức thi trên gồm: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Điều kiện đăng ký dự thi: 2 ảnh 3x4, CMND hoặc Hộ chiếu (bản phô tô)

Đơn đăng ký dự thi (tại nơi đăng ký cung cấp)

Thời gian thông báo kết quả:  Trong vòng 1 tháng

Đi xuất khẩu lao động hay đi du học tại Nhật bản

lao dong tai nhat ban, đi xuất khẩu lao động tại nhật bản, đi du học nhật, di hoc nhat, di du hoc, đi du học, di du hoc nhat ban, đi du học nhật bản, đi xuất khẩu lao động hay đi du học, di xuat khau lao dong hay di du hoc, di xuat khau lao dong, đi xuất khẩu lao động, đi xuất khẩu lao động tại nhật, di xuat khau lao dong tai nhat, di xuat khau lao dong tai nhat ban, đi xuất khẩu lao động
xuat khau lao dongXuất khẩu lao động gọi là “Tu Nghiệp Sinh” , tại Nhật Bản là thị trường tìm năng với những ai cần tìm cho mình một công việc có thu nhập xứng đáng với công lao động mình bỏ trên xứ người, với số lượng đi “Tu nghiệp Sinh” đi ồ ạc vào những năm trước đây và có những trường hợp đáng tiết là tiền mất tật mang, vì mới sang chưa làm thu được bao nhiêu lại bị công ty nơi làm bị phá sản hay hết việc làm hay công việc quá ít,
những người này buộc phải về nước với tay không, một số người trốn ra ngoài tìm việc làm kiếm tiền để bù lại số tiền ban đầu phải bỏ ra, nhưng tiết thay trường hợp trốn bỏ ra ngoài xin việc nhiều nơi không nhận làm, vì họ yêu cầu phải có giấy tờ đầy đủ và lý lịch rõ ràng mà không có thì họ không nhận, phần lớn lao vào đường cùng là ăn cắp vặt, mà ở Nhật rất nghiêm về tình trạng này nếu ai mà ăn cắp hay vi phạm pháp luật thì bị bắt lại trục xuất về nước và vĩnh viễn sẽ không có cơ hội quay lại Nhật Bản lần 2.
Vì vậy ngày nay đi Xuất khẩu lao động tại Nhật bản được thắt chặt về việc phỏng vấn của các công ty Nhật Bản, yêu cầu tiếng Nhật cũng như kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và cũng rất khó khăn trong việc cấp visa. Với số lượng đăng ký đi Xuất khẩu lao động chỉ đạt 20% đến 30% trong tổng số đăng ký.
Vì điều kiện tuyển chọn khó nên những ai đăng ký đi Xuất khẩu lao động tại Nhật bản có khi 2 đến 3 năm cũng không được đi nên đều phải bỏ cuộc là không thể thiếu. Nên số lượng những người đang đăng ký đi Xuất khẩu lao động chuyển sang đi du học vừa học vừa làm tại Nhật Bản rất nhiều, tuy nhiên đi du học thì các bạn phải tốn phí hơn đi “Tu Nghiệp Sinh” một ít nhưng các bạn được phép ở Nhật học tập làm việc lâu dài thời gian không giới hạn, có cơ hội định cư và thu nhập cao như người Nhật. Vậy đến đây chúng tôi khuyên các bạn đi du học tại Nhật là phương án tốt nhất nếu bạn muốn sống học tập, làm việc tại Nhật lâu dài và muốn có một công việc tốt cho tương lai bạn.


Đi tu nghiệp với đi du học tại Nhật bản có gì khác
Đây là bài viết trên trang Cuộc Sống Nhật Bản yurika.saromalang. Mục đích: So sánh đi tu nghiệp và đi du học Nhật Bản.
TẠI SAO GỌI LÀ TU NGHIỆP?
Đi tu nghiệp là đi học hỏi kỹ năng nghề nghiệp nào đó, là bạn sang Nhật làm tại một công ty nào đó (ví dụ công ty may) và học hỏi kỹ năng của họ. Tại Nhật bản thu nhập người đi tu nghiệp có mức lương tối thiểu từ 650 - 800 yên/giời nhưng bạn không được áp dụng cho thu nhập này, vì bạn không phải đang đi làm mà là “đi học nghề” theo visa mà bộ phận cấp thị thục chấp nhận.  

Mục đích của tu nghiệp
Mục đích của việc đi tu nghiệp là đi làm để kiếm tiền. Theo yêu cầu cấp thị thực của Sở Lưu Trú Nhật Bản, đi tu nghiệp chỉ được phép ở tại Nhật tối đa là 3 năm và bạn làm việc trong xưởng hay công ty của Nhật. Bạn không cần biết tiếng Nhật mà có người quản lý bạn.
Yêu cầu chuyên môn: Đáp ứng được tay nghề các hãng xưởng yêu cầu
Đầu tư ban đầu: Tiền đặt cọc (khoảng 8 -10 ngàn USD)
Kết quả / Số tiền kiếm được: Xem tính toán bên dưới
Tính toán tài chính cho đi tu nghiệp
Dưới đây là chia sẻ của một bạn tu nghiệp sinh đã đi tu nghiệp ở một nhà máy cơ khí tại Fukuoka. Các bạn có thể tham khảo để tính kế hoạch tài chính cho mình.
Nơi tu nghiệp: Tỉnh Fukuoka
Năm đi tu nghiệp: 2011
Đặt cọc ban đầu để đi tu nghiệp: 8000 USD
Lương năm đầu: 70 ngàn Yên/tháng
Tiền nhà năm đầu: Được công ty chi trả
Lương năm thứ 2 và 3: 140,000 Yên/tháng
Tiền nhà năm 2, 3: Tự trả; Sau khi trừ tiền nhà, điện, nước còn dư 115,000 Yên/tháng

Về làm thêm:
Năm đầu: Làm thêm được 500 yên/giờ, từ năm 2: 1000 yên/giờ
Thời gian làm thêm: Tùy giai đoạn, ví dụ 2 giờ/ngày, làm cả ngày thứ 7, chủ nhật
Ngày nghỉ: Nghỉ 2 ngày thứ 7 và 4 ngày chủ nhật
Khi về được trả cọc: Được trả hết hoặc thành nhiều đợt tùy công ty.
Tiền vé máy bay: Tu nghiệp sinh không phải trả
Tiền ăn một tháng trung bình khoảng 10 ngàn ~ 20 ngàn Yên/tháng.
Tiền thu được ước lượng (sau 3 năm): 5 x 12 + 8 x 24 = 2,500,000 Yên ~ 3,000,000 Yên

Đánh giá chung
Bạn có thể làm quen với cuộc sống Nhật Bản, tiếng Nhật và kiếm được một số tiền tương đối. Việc học tiếng Nhật sẽ không dễ dàng vì bạn phải đi làm 8 tiếng một ngày (nghỉ thứ 7, chủ nhật) và thường không có thời gian hay thể lực để theo học lớp tiếng Nhật tình nguyện (thường do quận/huyện nơi bạn sống tổ chức). Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó tự học (học online trên web) và chịu khó đi các lớp tiếng Nhật dạy tình nguyện vào cuối tuần thì bạn cũng có thể nâng trình độ tiếng Nhật lên một mức khá (có lẽ khoảng N3). Việc đi làm chung với người Nhật cũng có thể giúp bạn rèn luyện giao tiếp cơ bản.

Nếu bạn muốn quay lại Nhật du học: Hãy tiết kiệm tiền và trau dồi tiếng Nhật lên khoảng cấp độ N3. Số tiền cần nộp ban đầu cho trường Nhật ngữ thường gồm 1 năm tiền học (khoảng 600 ngàn yên) và 6 tháng tiền ký túc xá (khoảng 180 ngàn yên), tiền nhập học và các chi phí nhập học (khoảng 100 ngàn yên), tổng cộng là khoảng 900 ngàn yên (tỷ giá hiện tại là tầm 200 triệu VND). Còn bạn học tiếng Nhật lên tầm N3 là để khi vào học rồi có thể đi xin việc làm thêm và trang trải chi phí sinh hoạt, học phí khi học tại Nhật.
THẾ NÀO LÀ ĐI DU HỌC NHẬT BẢN
Bạn sang Nhật học tiếng Nhật, học đại học, học cao đẳng, học nghề, ... Visa (thị thực, tức giấy phép cho bạn nhập cảnh và cư trú) của bạn là visa du học. Thường bạn sẽ phải gia hạn visa theo từng năm hoặc 2 năm (tùy trường hợp).

Nếu tiếng Nhật bạn đủ cao thì bạn có thể thi vào trường đại học, cao đẳng, trường nghề của Nhật mà không cần học tiếng Nhật tại Nhật. Thường thì bạn sẽ phải thi kỳ thi Du học sinh (日本留学試験 Nihon Ryugaku Shiken, thường gọi tắt là “thi Ryu”) và dùng điểm này để đăng ký thi vào trường đại học, cao đẳng của Nhật và thi theo kỳ thi trường tổ chức riêng cho du học sinh (xem thêm bài Học đại học tại Nhật Bản).

Tuy nhiên, thông thường bạn chưa biết nhiều tiếng Nhật như thế, nên bạn sẽ đăng ký vào học tại một trường Nhật ngữ trong tối đa 2 năm (visa cho việc học tiếng Nhật sẽ chỉ được cấp tối đa 2 năm). Trong vòng 2 năm đó bạn sẽ thi lên một trường đại học, cao đẳng, hay trường nghề nào đó và học tiếp. Khi tốt nghiệp, bạn có thể về nước hoặc xin việc và đi làm tại Nhật.

Thời hạn du học:
Tối đa 2 năm học tiếng Nhật + Thời gian học cao đẳng, đại học, ...  = 4 ~ 7 năm
Yêu cầu tiếng Nhật: Sơ cấp trở lên (Không biết gì cũng được nhưng nên biết)
Đầu tư ban đầu: Tiền nhập học, học phí 1 năm, ký túc xá 6 tháng (khoảng 900 ngàn Yên, tương đương 200 triệu – tháng 4/2013)
Kết quả: Ngoại ngữ (tiếng Nhật), bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm học tập / sinh sống / đi làm thêm tại Nhật, cơ hội đi làm lương cao tại Nhật
Đánh giá chung
Du học có thể là kinh nghiệm tuyệt vời của bạn mặc dù có thể khá vất vả vì bạn vừa học vừa làm. Tuy nhiên, thành quả bạn thu được không nhỏ và du học là sự đầu tư sinh lời trong lâu dài, ngược với đi tu nghiệp là sự đầu tư sinh lời trong ngắn hạn. Tất nhiên, bạn cũng nên lựa chọn giữa du học Nhật và du học các nước khác như Anh, Úc, Mỹ, Singapore, ...

Du học Nhật bản có được làm thêm không

, du học có được làm thêm không, du học nhật có được làm thêm không, du hoc nhat co duoc lam them khong, du học nhật bản có được làm thêm không, du hoc nhat ban co duoc lam them khong, du hoc nhat ban, du học nhật bản, việc làm thêm tại Nhật, viec lam them tai nhat, du hoc co duoc lam them khong, du học có được làm thêm không, du học nhật có được làm thêm không
viec lam tai nhat2Du học sinh ở Nhật Bản có được đi làm thêm hay không ?

Sau khi được trường cũng như Phòng Xuất nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép, du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau:
(1) Không gây trở ngại cho việc học tập
(2) Mục đích của đi làm thêm là để trả tiền học phí và chi phí cần thiết khác ở Nhật Bản
(3) Không làm tại các cơ sở dịch vụ giải trí, tiêu khiển hay kinh doanh có liên quan đến tình dục, cũng như những công việc có ảnh hưởng xấu đến tư cách đạo đức của du học sinh
(4) Số giờ làm thêm phải tuân thủ theo quy định sau:
Những người có visa du học, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày)
Những người có visa du học đang học khoá nghiên cứu sinh (kenkyusei) hoặc đang là sinh viên dự thính: có thể làm thêm tối đa 14 giờ một tuần (trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè, có thể làm tối đa 8 giờ một ngày)
Những người có visa đi học: một ngày chỉ được làm tối đa 4 giờ
Du học sinh đi làm thêm phổ biến nhất là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng,…
Khi tìm việc làm thêm bạn cần chú ý:
(1) Công việc không ảnh hưởng đến học tập (chẳng hạn làm ca đêm sẽ khó tập trung nghe giảng ngày hôm sau) (2) Cách trả lương (bao gồm thuế, trả theo ngày, tuần hay tháng, trả bằng tiền mặt hay trả vào tài khoản ngân hàng)
(3) Độ an toàn (dễ có thể xảy ra tai nạn nghề nghiệp không? Nếu bị tai nạn thì chế độ bảo hiểm như thế nào?)
Phòng Phúc lợi ở trường đại học cung cấp thông tin về việc làm thêm dành cho du học sinh có visa du học.
Câu hỏi của học sinh
Em muốn đi du học Nhật Bản vừa học vừa đi làm có được không? Điều kiện để du học tại Nhật như thế nào? Trong thời gian du học, nhà trường có tạo điều kiện cho em làm thêm không? Thời gian học và thời gian làm việc thế nào? (duyen, friendboy80@ )
Trả lời
Du học Nhật Bản Vừa đi học vừa đi làm, là cách thức áp dụng rất nhiều của các bạn du học sinh đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Như vậy em có thể đi du học tại Nhật vừa đi học và đi làm cũng giống như những anh chị trước đã và đang sống học tập và làm việc hiện tại ở Nhật.
Ban đầu sang em phải học tại trường tiếng từ 1 đến 2 năm sau đó chuyển lên học chuyên ngành, học Nghề, CĐ, ĐH. Vì em là sinh viên ngoại quốc nên các trường tại Nhật điều có bộ phận hướng dẫn hỗ trợ sinh viên, như vậy nếu em có nhu cầu đi làm thêm nhà trường sẽ giới thiệu việc làm thêm cho em.
Thời gian đi học: Từ 3 giờ đến 3,5 giờ/ ngày
Thời gian đi làm: Từ 4 giờ đến 8 giờ/ ngày
Thu nhập: Từ 1200 USD đến 2000 USD/ tháng
ĐIỀU KIỆN DU HỌC NHẬT BẢN
•    Tốt nghiệp THPT trở lên
•    Có chứng chỉ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên
HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN GỒM CÓ
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)
3.   Học bạ THPT hoặc bảng điểm Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có" (1 bản sao + gốc)
4.   Chứng nhận tiếng Nhật "nếu có" (1 bản sao + gốc)
5.   Hộ chiếu (1 bản sao + gốc)
6.   Chứng minh nhân dân (1 bản sao)
7.   Sổ hộ khẩu (1 bản sao)
8.   Sổ quyền sử dụng đất  (1 bản sao)
9.   8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6) (mới chụp)
10.  Chứng minh nhân dân của Bố và Mẹ (1 bản sao)
11. Nếu là Tu Nghiệp Sinh phải nộp (Hộ chiếu, chứng nhận JITCO, Sơ yếu lý lịch) 
Nếu hồ sơ du học sinh không đáp ứng được 1 trong các thủ tục như trên, hãy liên hệ với Công ty chúng tôi để được hướng dẫn giúp.

Du học Nhật bản vừa học vừa làm

vừa học vừa làm tại nhật, vua hoc vua lam tai nhat, việc làm tại nhật, viec lam tai nhat, du hoc nhat ban, du hoc nhat, du học nhật, du học nhật bản, du học nhật bản vừa học vừa làm, du hoc nhat ban vua hoc vua lam, vừa học vừa làm tại nhật, vua hoc vua lam tai nhat, việc làm tại nhật, viec lam tai nhat, du hoc nhat ban, du hoc nhat, du học nhật, du học nhật bản
du_hoc_nhat_ban_vua_hoc_vua_lamDu học Nhật bản vừa học vừa làm - Du học từ lâu đã đi vào tâm trí của nhiều bạn trẻ với vai trò là trung tâm tư vấn du học Nhật Bản vùa học vừa làm có uy tín, được chứng minh trong suốt nhiều năm hoạt động . Đã có rất nhiều em học sinh của du học Hiền Quang hoàn thành khóa học Thạc Sĩ, Tiến Sĩ, tham gia làm việc tại các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản, Việt Nam. Nhiều người còn về nước, mở công ty và đã rất thành đạt.
Để đạt được những thành công xuất sắc đó, các thành viên của Hiền Quang đã luôn nỗ lực hoàn thiện trong tất cả các khâu từ tư vấn, làm hồ sơ, cho đến giới thiệu việc làm thêm, chăm lo ngay cả khi các em học sinh đã sang Nhật học.

Là đối tác của nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, Sacombank, Techcombank, các em học sinh và gia đình hoàn toàn có thể tin tưởng về thủ tục Chứng minh tài chính du học nhật bản khi đến với Hiền Quang.

Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp Quốc tế, thế nhưng với chi phí học tập và sinh hoạt vừa phải và được sự ưu ái khuyến khích học hỏi giao lưu văn hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật cho nên Nhật Bản luôn là mối quan tâm lớn của hầu hết học sinh sinh viên Quốc tế, hằng năm có hàng 100 ngàn du học sinh vào Nhật đến từ nhiều vùng miền khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già, thiếu lao động, Bộ Giáo Dục và Đào tạo Nhật Bản có nhiều chính sách tiếp nhận du học sinh nước ngoài vào Nhật, cho phép họ làm thêm với mức thu nhập ổn định để có thể tự trang trải chi phí cho việc học và cải thiện được số lượng lao động đáng kể.
Tích lũy tài chínhdu_hoc_nhat_ban_vua_hoc_vua_lam1Khác với một số nước châu Âu, sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng tự trang trải học phí và chi phí sinh hoạt trong quá trình du học tại Nhật Bản do được phép làm thêm. Về cơ hội việc làm, có thể nói 100% sinh viên Quốc tế có khả năng tìm được việc làm thêm ngoài giờ học với mức thu nhập hấp dẫn, tuỳ thuộc vào năng lực, khả năng tiếng Nhật và thời gian làm việc của từng sinh viên mà thu nhập cũng khác nhau.

Nhiều phụ huynh lo lắng: Nếu cơ hội làm việc nhiều và dễ dàng như vậy, liệu các bạn trẻ có mải mê làm việc mà bỏ học không? Câu trả lời là không, vì theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, du học sinh chỉ có thể làm thêm 4 giờ/ngày, tối đa 28 giờ/tuần và mức thu nhập khoảng 32 triệu đồng/tháng. Việc làm cho sinh viên có rất nhiều loại hình, phong phú đa dạng. Nhiều bạn trẻ giỏi nấu ăn sẽ được trả lương cao khi làm trong nhà hàng Nhật. Các bạn thạo vi tính có thể làm những việc liên quan tới tin học, văn phòng..., công việc không quá vất vả nhưng có mức thu nhập khá. Hay du học sinh có thể chọn các việc làm thêm như phục vụ quán ăn, nhà hàng, khách sạn, công nhân đóng gói thực phẩm, gia sư…, với thu nhập từ 800 đến 1.200 Yên/giờ. Và nếu khả năng tiếng Nhật của họ có thể làm tốt công việc biên phiên dịch thì mức lương sẽ lên đến trên 2.000 Yên/ giờ.
du_hc_nht_bn_va_hc_va_lm
Mặt khác, trong thời gian đầu khi học tiếng Nhật, du học sinh chỉ phải học 4 tiết/ ngày. Như vậy, việc sắp xếp thời gian để vừa làm vừa học là chuyện khá đơn giản. Các Trường đại học ở Nhật cũng rất khác ở Việt Nam, sinh viên có thể lựa chọn môn học theo thời gian thích hợp, miễn là hoàn thành đủ số đơn vị học trình theo quy định. Vì vậy, du học sinh có thể vừa học vừa làm mà không sợ ảnh hưởng đến thời gian học tập.

Trải nghiệm và học hỏi
Qua một thời gian ngắn du học Nhật Bản, nhiều du học sinh đã khẳng định đi làm thêm không chỉ giúp sinh viên có điều kiện được rèn luyện khả năng học tiếng Nhật, tích lũy tài chính trang trải cho cuộc sống mà còn được học hỏi và nâng cao nhiều kỹ năng sống nhờ tiếp xúc và làm việc với người Nhật. Cụ thể là họ học được tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, tính nghiêm túc, độc lập trong công việc của người Nhật, hòa nhập cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc Á Đông, rất gần gũi với Việt Nam.
du_hoc_nhat_ban_vua_hoc_vua_lam2
Du học sinh tại Nhật
“Có những kỹ năng, kiến thức các bạn không thể tìm thấy trong sách vở mà chỉ trải nghiệm được nơi đất khách khi hòa nhập vào cộng đồng của họ và cảm nhận, rồi biến nó trở thành thói quen, tác phong của mình, còn chần chừ gì nữa, hãy lên kế hoạch du học đến Nhật để được học hỏi thật nhiều điều hay và bổ ích nhé”, Mai Trang du học sinh tại Trường Nhật Ngữ MCA (Tokyo) chia sẻ.
Không những dễ dàng tìm được việc làm thêm nhờ sự hỗ trợ của các thầy cô ở Trường Nhật Ngữ MCA (Tokyo) qua việc hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc, cách trả lời phỏng vấn, Trang còn được nhiều người nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm khi làm việc tại các công ty Nhật. Còn Hùng thì quyết định thử thách mình khi làm thêm vào hầu hết các giờ rảnh trong tuần để trau dồi tiếng Nhật và nâng cao các kỹ năng sống. “Tuy có hơi vất vả một chút nhưng mình cho rằng đây là cơ hội để trưởng thành hơn khi quay về Việt Nam sau này”.
Như vậy, tài chính sẽ không còn là nỗi băn khoăn của các bạn trẻ khi quyết định chọn xứ sở "Phù tang" chuẩn bị hành trang cho bước đường tương lai, mà điều quan trọng là sự tự tin, ý chí và khả năng thích nghi, học hỏi của chính các bạn khi du học Nhật Bản.

Các bạn muốn học tập và làm việc tại Nhật bản theo chương trình vừa học vừa làm, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Công Ty TNHH Tư Vấn Du Học Hiền Quang
Địa chỉ: 42/6 Đường Số 3 - Phường 9 - Quận Gò Vấp - TP. HCM
Điện thoại: 08. 7300 2988   -   08. 7300 3088
Website: vvvvv.duhocnhatbanaz.edu.vn - www.duhochienquang.com
Email: duhochienquang@gmail.com